Kinh Nghiệm Du Lịch Gia Lai Từ A – Z Hữu Ích Chi Tiết Dành Cho Bạn

Kinh nghiệm du lịch Gia Lai - Đôi nét về vùng đất này

Tỉnh Gia Lai nằm giữa vùng đất Tây Nguyên mênh mông đại ngàn, mang một vẻ đẹp bất tử, cuốn hút biết bao du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ nhưng lại rất đỗi nên thơ, trữ tình và chan chứa tình người. Nếu có cơ hội, hãy thử đến với vùng đất Gia Lai để cảm nhận, tận hưởng những điều thú vị của mảnh đất này. Các bạn có thể tham khảo những kinh nghiệm du lịch Gia Lai mà chúng mình rút ra sau những chuyến khám phá Gia Lai đầy đủ, bổ ích và chi tiết để có một chuyến toàn ý các bạn nhé!

Kinh nghiệm du lịch Gia Lai – Đôi nét về vùng đất này

Gia Lai là một vùng đất thuộc Tây Nguyên rộng lớn, bạt ngàn nức tiếng với hương vị cafe thơm ngon, đậm đà. Mỗi lần nhắc đến Gia Lai, du khách thường nhớ ngay đến những cánh rừng nguyên sinh mênh mông, rộng lớn, thiên nhiên bao la hùng vĩ với những thác, những ghềnh trải dài theo những sườn núi, hay khung cảnh đồi chè, đồi cafe điểm xuyết bởi những đàn voi. Chính nhờ không gian xanh mát mẻ, thoáng đãng cùng với vẻ đẹp thiên nhiên núi non hùng vĩ ấy nên vùng đất cao nguyên này đã trở thành địa điểm nổi tiếng với biết bao du khách.

Gia Lai là vùng đất đầu nguồn của nhiều con sông đổ về miền duyên hải và Campuchia như sông Ba, sông Sê San và nhiều con suối. Với địa hình đồi núi, nhiều thác, ghềnh, Gia Lai sở hữu khung cảnh thiên nhiên kỳ vĩ với những thác nước hùng vĩ. 

Kinh nghiệm du lịch Gia Lai - Đôi nét về vùng đất này

Gia Lai còn được biết đến là vùng đất cổ xưa, có nhiều di chỉ khảo cổ Biển Hồ minh chứng cho quá trình hình thành, quá trình sinh sống và định cư lâu dài của người bản địa. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, Gia Lai vẫn giữ được nền văn hóa truyền thống đặc sắc, đa dạng thể hiện qua tôn giáo đa thần (Tô Tem), chế độ mẫu hệ của nhiều dân tộc…

Đi du lịch Gia Lai thì nên đi vào mùa nào?

Khí hậu của Gia Lai có hai mùa mưa khô rõ rệt, mùa khô bắt đầu từ khoảng tháng 11 cho đến tháng 4 năm sau, thời gian bắt đầu mùa mưa là từ tháng 5 tới tháng 10. Mỗi mùa mỗi vẻ đẹp, cảnh sắc thiên nhiên có những nét đẹp riêng, cuốn hút khác nhau nhưng đều mang đến cho du khách những cảm nhận, trải nghiệm thú vị.

Theo kinh nghiệm du lịch Gia Lai, khoảng tháng 2, tháng 3 là mùa hoa cà phê, những bông hoa cà phê bé xíu, trắng xóa mang đến vẻ đẹp tinh túy, thuần khiết, cho vùng đất Gia Lai. Đây cũng là mùa cây cao su thay lá với những cánh rừng cao su xen kẽ các con đường đất đỏ bazan mênh mông một màu lá vàng vô cùng thơ mộng, lãng mạn,để lại thương gây nhớ cho bất kỳ ai ghé thăm nơi đây.

Du lịch Gia Lai vào tháng 11, tháng 12, bạn sẽ có cơ hội ngắm nhìn khung cảnh cà phê chín đỏ khắp cả nương đồi, khung cảnh thu hoạch tấp nập nhộn nhịp, rộn rã tiếng nói cười của người dân bản địa.  Đây cũng là thời điểm mà hoa muồng vàng, hoa dã quỳ nở rộ, sắc màu vàng tươi rực rỡ lan tỏa, phủ kín khắp các nẻo đường Gia Lai.  Đặc biệt hơn đây cũng là khoảng thời gian nhiều lễ hội Gia Lai lớn được tổ chức như lễ hội mừng cơm mới, lễ hội đâm trâu, lễ bỏ mả, lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên,…

Những hành trang cần chuẩn bị khi đi du lịch Gia Lai

Về trang phục: 

Bạn nên chọn các bộ trang phục gọn nhẹ, năng động, thấm mồ hôi. Nếu đi vào mùa nắng, bạn cần chuẩn bị áo dài tay, mũ nón và găng tay để tránh bắt nắng. Về các phụ kiện đi kèm: hãy mang đôi giày thể thao để tiện cho việc khám phá địa hình vùng đất Gia Lai vì nơi đây chủ yếu là địa hình đồi núi, nên giày vừa và êm chân. 

Về các vật dụng cá nhân:

Thông thường tại các địa điểm lưu trú đều có các vật dụng cá nhân, nhưng nếu như bạn không yên tâm sử dụng thì bạn có thể mang các vật dụng theo.

Thuốc men:

Dù sức khỏe bạn có tốt đến đâu đi chăng nữa nhưng để đảm bảo chuyến đi diễn ra an toàn, suôn sẻ, hãy mang theo một số loại thuốc thông dụng như là thuốc đau đầu, đau bụng, dị ứng, nhỏ mắt,.. và một số loại thuốc khác

Các loại giấy tờ quan trọng:

Hãy nhớ để trong ví của mình các loại giấy tờ quan trọng như chứng minh thư, căn cước công dân, bằng lái xe. Ngoài ra, nhớ đem theo cả áo mưa tiện lợi, để tránh những cơn mưa bất chợt ở Tây Nguyên có thể làm thay đổi lịch trình chuyến đi của bạn.

Một điều mình lưu ý là nên tìm hiểu qua về phong tục tập quán trước khi ghé thăm từng buôn làng. Đừng đi vào các khu vực nương rẫy nếu như chưa được sự đồng ý của người dân, và không nên đi sâu vào rừng nếu đi theo nhóm ít người để tránh bị lạc. Nếu trong lịch trình của bạn có thăm quan rừng quốc gia, ghé thăm các con thác lớn, thì bạn nên đi theo nhóm đông và đặc biệt cần có người địa phương để hỗ trợ và chuẩn bị đồ bảo hộ để đảm bảo cho chuyến đi được an toàn.

Phương tiện giao thông di chuyển đến Gia Lai

Xe máy

Theo mình, khám phá Gia Lai bằng xe máy khá là nguy hiểm vì địa hình Gia Lai chủ yếu là đồi núi, những con đường khá là hiểm trở. Vì thế, chỉ nên chọn loại phương tiện này nếu bạn là một phượt thủ chuyên nghiệp hay là một tay lái lụa.

Máy bay

Nếu bạn ở các khu vực cách xa Gia Lai như các tỉnh ngoài Bắc, hay thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu thì máy bay là phương tiện an toàn cũng như thuận lợi nhất. Bạn có thể hạ cánh tại sân bay Pleiku, sau đó tiếp tục di chuyển bằng xe máy, xe du lịch. taxi,..

Một lưu ý nhỏ là để tiết kiệm chi phí di chuyển, bạn có thể săn vé trước từ 1-2 tháng để hưởng nhiều ưu đãi nhất.

Xe khách

Xe khách là phương tiện nhiều du khách lựa chọn nhất vì giá cả phải chăng mà cũng không mấy tốn thời gian.

Phương tiện di chuyển ở Gia Lai

Thuê xe máy

Thuê xe máy là lựa chọn tương đối phù hợp với các bạn trẻ bởi tính linh hoạt và chi phí tương phải chăng nếu không ngại cái nắng cái gió của Tây Nguyên. Tại các địa điểm lưu trú ở Gia Lai, hầu hết đều có dịch vụ thuê xe máy. Vì thế, bạn không cần quá lo lắng về vấn đề này.

Xe buýt

Dịch vụ xe buýt công cộng của Gia Lai chưa mấy phát triển, mật độ còn thấp mặc dù tỉnh đã có nhiều cơ chế, phương án hỗ trợ để kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư. Tuy vậy, nhưng các bạn vẫn sử dụng xe buýt này để khám phá một số địa điểm hơi xa như thành phố Kon Tum hay Măng Đen. 

Taxi

Taxi là phương tiện đi lại phù hợp nhất cho các nhóm du khách đông người đặc biệt là có người già, trẻ nhỏ hay những du khách không mấy quan tâm về vấn đề tài chính. Nhưng theo mình thấy, nếu đi nhóm từ khoảng 4-5 người, kinh phí cũng chỉ tương đương với việc thuê xe máy để các bạn di chuyển đến những địa điểm trong nội thành.

Tham khảo Dịch vụ lưu trú ở Gia Lai

Khách sạn homestay ở thành phố Pleiku

Homestay Xom Organic farm: là một trong những homestay được nhiều du khách thích nhất ở Pleiku. Khách sạn có view cực đẹp nhìn ra cánh đồng lúa, không khí thoáng mát, gần gũi, chan hòa với thiên nhiên. Chủ khách sạn là một nhiếp ảnh tài hoa, am hiểu rất rõ về các địa điểm vui chơi và rất mến, thân thiện với khách. Homestay thiết kế rất đẹp, trang trọng,  thích hợp để sống ảo.

Giá phòng từ 700/ phòng.

Pleiku Phượt cafe & homestay

Đây là homestay có giá bình dân, có không gian cà phê, đọc sách, rất phù hợp để bạn lựa chọn để tận hưởng chuyến du lịch sau những tháng ngày làm việc, học tập mệt mỏi.

Khách sạn Thiên Đường Xanh

Nằm ngay cạnh công viên Diên Hồng ở trung tâm thành phố, nên phần nào bạn cũng có thể hiểu tại sao khách sạn này có tên là khách sạn Thiên Đường Xanh. Thiết kế sang trọng, đẹp, không khí trong lành, thoáng đãng, có view khá đẹp. Khách sạn có giá bình dân 250000 đồng/ phòng

Những địa điểm không thể bỏ lỡ khi đi du lịch Gia Lai tự túc

Những địa điểm không thể bỏ lỡ khi đi du lịch Gia Lai tự túc
Những địa điểm không thể bỏ lỡ khi đi du lịch Gia Lai tự túc

Biển hồ T’Nưng

“T’ Nưng” có ý nghĩa là “biển trên núi”. Đúng với cái tên của mình, biển hồ T’Nưng là một hồ nước có diện tích lớn nhất trong khu vực với khối lượng nước lớn dù không có sông hay suối chảy đổ về. Biển hồ có độ sâu trung bình, khoảng 16- 20m. Đây là một hồ nước tự nhiên được hình thành nhờ 3 miệng núi lửa cổ cạnh nhau từ thời xa xưa, tạo thành hình 3 phễu trũng. 

Miệng hồ được hình thành là nhờ miệng núi lửa nhô lên cao nên dù có đứng từ xa, bạn cũng có thể ngắm nhìn rất rõ. Lượng nước chứa trong hồ cùng với nhiều  loại cá khác nhau chính là nguồn cung cấp nước cho cuộc sống hàng ngày của người dân nơi đây và cũng là điểm đến quen thuộc với  khách du lịch mỗi lần ghé thăm Gia Lai.

Núi Hàm Rồng

Núi Hàm Rồng thường được ví là nóc nhà của thành phố Pleiku với chiều cao trên 1000m so với mực nước biển. Ngọn núi này vốn là một ngọn núi lửa cổ, đã ngừng hoạt động từ lâu, đem lại đất phù sa màu mỡ phù hợp nuôi trồng các loại hoa màu cũng như là rừng cây nơi đây. 

Từ trên cao nhìn xuống, đỉnh núi giống như một chiếc phễu màu xanh khổng lồ với mây mù bay lượn lững lờ xung quanh. Nếu có cơ hội trải nghiệm, bạn hãy nên đến thăm núi vào buổi sáng sớm để tận hưởng không khí trong lành sớm mai, chiêm ngưỡng, ngắm nhìn những giọt sương sớm còn đọng trên những ngọn cây cũng như làn sương khói mỏng, mây mù giăng kín đất trời.

Chùa Minh Thành

Chùa Minh Thành được biết đến là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng với biết bao du khách đến với vùng đất Gia Lai, đặc biệt là các khách hành hương. Hãy tham quan, ngắm nhìn ngôi chùa vào buổi hoàng hôn hoặc bình minh. Đây là thời điểm được cho là phù hợp nhất vì khi đó làn sương khói vẫn còn bảng lảng đọng lại trên tán lá cây cổ thu, những mái hiên cong của ngôi chùa.

Chư Đăng Ya

Đây lại là một ngọn núi lửa góp tên vào danh sách danh lam, thắng cảnh núi lửa của tỉnh Gia Lai. Chư Đăng Ya nằm ở làng Plei Lagri, thuộc xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh. Cũng như núi Hàm Rồng, núi lửa Chư Đăng Ya đã ngừng hoạt động được tới hàng triệu năm và hình dáng cũng giống như một chiếc phễu. 

Nham thạch đi qua đã để lại cho nơi đây những dải đất đỏ bazan màu mỡ, đầy phù sa, phù hợp cho việc canh tác, nuôi trồng hoa màu. Không những vậy, nơi đây còn có rất nhiều cây cổ thụ, tán rộng, tỏa bóng xum xuê cùng những thảm hoa nở rộ rực rỡ cả một vùng trời.

Thác Phú Cường

Có độ cao lên tới 45m, thác Phú Cường được xem là một trong những thác nước hùng vĩ, đồ sộ và tráng lệ nhất vùng đất Gia Lai. Nét đẹp hoang sơ có lẽ là đặc điểm đặc trưng nhất của ngọn thác này.

Thăm thác, khám phá thác Phú Cường, bạn sẽ có cảm giác đắm chìm vào một không gian thiên nhiên mênh mông, bao la, rộng lớn với những cánh rừng, các hòn núi đá, và nổi bật trên đá là một ngọn thác to lớn chảy từ vách đá cao xuống, tung bọt làm nước trắng xóa hòa cùng với dòng suối La Peet.

Khách đến thăm còn có thể ngâm mình vào dòng nước mát lành, leo lên những phiến đá rồi nhảy xuống nước hay chỉ đơn giản là ngồi cạnh thác nước, dưới bóng râm để tán gẫu, nói chuyện cùng người thân, bạn bè.

Khám phá nét ẩm thực đặc sắc của Gia Lai

Phở khô (phở hai tô) 

Đây là món ăn  độc đáo của nền ẩm thực Gia Lai. Phở này được người địa phương gọi theo một cách đặc biệt, thông dụng là phở 2 tô. Nếu người sành ăn ở Sài Gòn thì chắc sẽ hiểu lý do vì sao mà người ta lại gọi món phở này với cái tên như vậy. Lý do đơn giản chỉ là khi gọi một tô phở khô, người chủ quán sẽ mang ra thêm cho bạn một tô nước lèo đặt ở bên cạnh, với đầy đủ các topping như xương, chả và cả hành lá. Phở hai tô của Gia Lai ăn kèm với giá và rau thơm thì không gì sánh bằng. 

Bò một nắng chấm muối kiến vàng 

Đây là món ăn đặc sản nhất mà bạn nhất định phải thử khi đến Gia Lai nhé. Theo kinh nghiệm du lịch Gia Lai cho, đây không chỉ là đặc sản của tỉnh Gia Lai mà còn của cả tỉnh Kon Tum, Phú Yên. Nét đặc sắc làm hương vị thơm ngon món bò một nắng là loại bò phải là loại bò ăn cỏ, bò chuyên thả trên những cánh đồngcỏ thì phần thịt mới có vị ngọt và săn chắc. 

Có một điều rất lạ lùng là món ăn này được ăn kèm với loại muối kiến vàng, một loại muối làm từ kiến vàng đem lên rang cho thơm và giã, xay nhuyễn cùng ớt và lá then len được hái trong rừng. Đây là món ăn đặc trưng mà chỉ có ở vùng cao mới có.

Bún cua thúi – món ăn mang dấu ấn tỉnh Gia Lai 

Mình đã từng nghe rất nhiều đến bún mắm cá ở miền Tây nhưng bún mắm cua thì đây là lần đầu tiên. Công thức chế biến món này thì rất là đặc biệt. Cua đồng được sơ chế thật sạch rồi đêm bỏ mai, chỉ sử dụng phần thân rồi đem giã nhuyễn hoặc say lọc lấy phần nước cốt. Sau đó, sẽ đem ủ ròng trong suốt 1 tháng trời để phần nước cốt lên men, chính vì thế mà món bún mắm cua có mùi thum thủm. Món ăn này được kèm với cùng với măng le và da heo chiên theo cách riêng  của người dân Gia Lai. 

Canh lá bép – món ngon dân dã của núi rừng Gia Lai 

Một vùng đất cao nguyên sở hữu nhiều món ăn góp phần tạo nên du lịch Gia Lai ngày càng đặc sắc. Lá bép hay còn gọi là rau nhíp, đây là loại lá được nhiều người yêu thích bởi món lá bép mà đem nấu canh ăn có hương vị rất đặc biệt. Người nơi đây cho biết, rau bép có thể dùng để nấu canh hoặc có thể xào, ăn rất ngon. 

Kinh nghiệm du lịch Gia Lai người địa phương nơi đây hay đùa rằng đây là món ăn “cao lương mỹ vị” của núi rừng Gia Lai.  Bởi không cần dùng đến bất kì loại gia vị nào mà canh lá bép lại vô cùng ngọt thơm, đậm vị, bổ dưỡng. Nếu có cơ hội đến với vùng đất này, hãy thưởng thức hương vị ngon, ngọt của canh lá bép để không có gì luyến tiếc khi đến với Gia Lai.

Cơm lam gà nướng 

Chuyến du lịch Gia Lai của bạn hẳn sẽ rất thú vị khi được thưởng thức hương vị của món cơm lam – món ăn đặc sản của núi rừng Tây Nguyên. Vì thời tiết ở vùng cao, cao nguyên khá là lạnh nên món cơm lam gà nướng cực kỳ phù hợp và được yêu thích. Ai đã đến với Gia Lai thì hãy thưởng thức món cơm lam gà món cơm lam gà nướng được chế biến từ những sản vật của núi rừng, đất trời đánh thức vị giác của du khách. 

Cơm được ủ nấu trong những ống tre non nên có mùi thơm dịu nhẹ rất đặc trưng, gà được chọn là loại gà rừng nên thịt ít nhưng lại rất chắc, dai và có mùi thơm. Điều tuyệt hơn là khi bày biện, cơm lam được bày cùng với ly rượu cần – thứ rượu đặc sản làm say đắm lòng người.

Mỗi du khách đã đến với vùng đất Gia Lai hẳn là không có gì phải luyến tiếc. Với những kinh nghiệm du lịch Gia Lai của chúng mình, Du Lịch Theo Mùa mong rằng các bạn sẽ có một chuyến đi thật an toàn, thú vị, thỏa sức khám phá.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*